12B1 Ngô Quyền - Ngôi nhà hạnh phúc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn của lớp 12b1 Ngô quyền khóa 1982-1985, nơi các bạn có thể cùng nhau chia sẻ
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cách sử dụng thực phẩm đông lạnh

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Cách sử dụng thực phẩm đông lạnh Empty
Bài gửiTiêu đề: Cách sử dụng thực phẩm đông lạnh   Cách sử dụng thực phẩm đông lạnh EmptyMon Oct 25, 2010 12:49 am

Đi chợ 1 buổi ăn cả tuần là tình trạng phổ biến của nhiều gia đình hiện đại. Với quỹ thời gian ngày càng eo hẹp, để có một bữa ăn nhanh chóng, bạn bắt buộc phải viện đến thực phẩm đông lạnh

Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá,… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau. Bình thường tôm rời từng con một. Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.

Xả đông thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 – 10oC, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy.

Theo BS Trần Văn Ký - phụ trách văn phòng phía Nam Hội Khoa học Kỹ thuật thực phẩm VN, đối với thực phẩm đông lạnh, chỉ có thể nhìn bằng cảm quan và kinh nghiệm của người tiêu dùng chứ không có một thang điểm cụ thể nào để dễ dàng nhận biết thực phẩm đó hư hay không.

Ở đâu?

Người đi mua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải biết rõ mình mua ở đâu (siêu thị, cửa hàng thực phẩm có đăng ký và được phép kinh doanh…). Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu về nguyên tắc phải được kiểm tra và có giấy chứng nhận. Người tiêu dùng cần kiểm tra thực phẩm có nhãn mác, xuất xứ từ đâu, có nhãn phụ bằng tiếng Việt không?

Kiểm tra nhiệt độ thực phẩm

Thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng được bảo quản trong tủ có nhiệt độ từ - 18oC trở xuống. Người mua có thể nhìn vào các đồng hồ đo nhiệt độ gắn trên các tủ bảo quản. Đồng hồ không đảm bảo nhiệt độ đó có nghĩa là thời gian bảo quản ngắn đi, và không đảm bảo an toàn.

Nhìn cách đóng gói bao bì

Sau khi kiểm tra hết những thông tin này, người tiêu dùng có thể kiểm tra thực phẩm bên trong bằng cách nhìn qua bao bì.

Thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng đóng khuôn rất ngay ngắn, không lộn xộn. Những thực phẩm đông lạnh không được đóng khuôn công nghiệp, mà sử dụng cách đóng thủ công, sẽ không có gói nào giống gói nào. Thực phẩm tan đông rồi lại được đông lại, cũng chẳng có gói nào giống gói nào.

Đây là hai phương cách đóng gói không chuẩn về kỹ thuật và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Không dùng thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau

Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá,… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau. Bình thường tôm rời từng con một. Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.

Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh

Khi đã đưa thực phẩm đông lạnh về nhà: Xả đông ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 – 10oC, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy. Trong trường hợp bất đắc dĩ không xả kịp, chúng ta có thể cắt nhỏ ngay khi thực phẩm còn đông lạnh, và chế biến ngay.

Bài viết 2: Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh khi mất điện

Các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao như bơ sữa, thịt, cá, thịt gia cầm không thể an toàn khi bảo quản ở nhiệt độ không khí. Hoa quả và rau sẽ tươi lâu hơn ở nhiệt độ không khí vì thế nên bỏ ra khỏi tủ lạnh nếu không có điện ngay.

1. Luôn đóng kín tủ lạnh.

Khi tủ lạnh được đóng kín, thực phẩm sẽ vẫn trong tình trạng đông lạnh ít nhất một ngày, thậm chí có thể 2-3 ngày, tùy thuộc vào khả năng cách nhiệt.

Thực phẩm được bảo quản trong các loại tủ lạnh gia đình cách nhiệt tốt có dung tích khoảng 110 lít sẽ không bị hỏng trong 3 ngày. Đối với tu lanh có dung tích lớn hơn như vậy từ 3-9 lần, thời gian này có thể kéo dài đến 5 ngày, thậm chí có thể là 7-8 ngày nếu thực phẩm đang trong tình trạng cực lạnh.

Chỉ mở tủ lạnh khi cần lấy thức ăn, chuyển thực phẩm sang thùng ướp lạnh hay lấy đá. Khi cửa tủ khép kín, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh ít khi bị mở có thể duy trì nhiệt độ ở mức 4-5oC trong 3 ngày, kể cả trong mùa hè.

Tốc độ rã đông phụ thuộc vào:

- Lượng thực phẩm trong tủ lạnh: Tủ lạnh chứa đầy thức ăn sẽ giữ được độ lạnh lâu hơn tủ lạnh chỉ đầy khoảng một nửa tủ.

- Nhiệt độ của thực phẩm: Thực phẩm càng lạnh thì rã đông càng chậm hơn. Không cho đồ ăn vẫn còn nóng hoặc ấm vào tủ vì nó sẽ làm cho nhiệt độ trong tủ tăng lên.

- Khả năng cách nhiệt: Tủ lạnh càng cách nhiệt tốt càng giữ cho thực phẩm lạnh lâu hơn. - Dung tích tu lanh : Dung tích càng lớn, thực phẩm sẽ càng lạnh lâu hơn.

2. Thận trọng khi thực phẩm đã rã đông

Đối với các loại thực phẩm như hoa quả, rau củ hay thực phẩm chế biến sẵn, làm tan lạnh hay rã đông một phần hoặc tái đông có thể làm tổn hại đến chất lượng. Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu...) thường ít bị ảnh hưởng hơn so với nhiều các loại thực phẩm hác và vẫn tương đối an toàn khi ăn.

Bạn có thể tái đông thực phẩm một cách an toàn nếu chúng vẫn còn chứa các tinh thể đá hoặc nếu chúng đã được bảo quản tại nhiệt độ 4-5oC hay thấp hơn trong không quá 2 ngày. Vậy, đối với thực phẩm hoàn toàn đã tan lạnh hay rã đông thì sao?

- Hoa quả: Nếu hoa quả vẫn có mùi vị tươi ngon thì bạn vẫn có thể tiếp tục bảo quản trong tu lanh .

- Thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh: Tuyệt đối không nên tái đông. Nên chế biến và ăn ngay khi chúng vẫn còn lạnh. Nếu món nào không còn lạnh hay có mùi vị bất thường thì nên bỏ ngay.

- Rau: Không nên tái làm lạnh rau đã hết độ lạnh. Các vi khuẩn trong rau phát triển rất nhanh và rau có thể bắt đầu hỏng trước khi có mùi lạ. Rau hỏng có thể rất độc.

Chỉ tái làm lạnh rau nếu tinh thể đá vẫn còn bám quanh và trong bao bì nhưng nếu bạn có chút băn khoăn thì tốt nhất nên bỏ chúng đi.

- Thịt heo, bò, gia cầm: Thịt sẽ trở nên không an toàn khi chúng bắt đầu bị ôi thiu. Hãy kiểm tra kỹ bao bì của thịt hay thịt gia cầm đã rã đông.

Nếu có mùi bất thường hoặc nếu nhiệt độ tủ lạnh vượt quá 4-5oC trong 2 giờ hoặc hơn thì không nên sử dụng nữa vì có thể sẽ rất nguy hiểm. Nên chế biến ngay khi vừa được rã đông hay chưa có dấu hiệu hỏng.

- Cá, tôm, cua, sò, hến: Loại thực phẩm này rất dễ bị hỏng. Tuyệt đối không tái đông trừ khi vẫn còn các tinh thể đá bám quanh và trong bao bì. Hải sản có thể đã hỏng kể cả khi chúng không có mùi vị gì bất thường.

- Kem: Nên bỏ đi ngay hoặc dùng luôn chỗ kem đã chảy trước khi có mùi vị bất thường. Nếu bạn biết sắp bị mất điện, bạn có thể chủ động đặt bộ điều chỉnh nhiệt của tủ lạnh đến mức nhiệt độ thấp nhất. Hãy đọc những lời khuyên trên để có thể giữ cho thực phẩm được bảo quản lạnh và an toàn khi dùng./.

( Sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
 
Cách sử dụng thực phẩm đông lạnh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thuật ngữ dùng trong mỹ phẩm
» Chức danh bằng Tiếng Anh - Thuật ngữ và cách dùng
» Công dụng máy điện thoại di động-có thể bạn chưa biết
» Hình ảnh hoạt động dẫn truyền xung động thần kinh
» Những tủ lạnh công nghệ mới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12B1 Ngô Quyền - Ngôi nhà hạnh phúc :: Chia sẻ kiến thức :: Mẹo vặt cuộc sống-
Chuyển đến