12B1 Ngô Quyền - Ngôi nhà hạnh phúc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn của lớp 12b1 Ngô quyền khóa 1982-1985, nơi các bạn có thể cùng nhau chia sẻ
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Sơ cứu một số tình huống thường gặp

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Sơ cứu một số tình huống thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: Sơ cứu một số tình huống thường gặp   Sơ cứu một số tình huống thường gặp EmptyThu Jul 08, 2010 10:59 pm

Sơ cứu ban đầu đúng cách rất quan trọng trong việc điều trị sau này, nó giúp giảm nhẹ các biến chứng về sau. Dưới đây là một số bài viết về cách sơ cứu một số tình huống thường gặp:

Sơ cứu Bỏng
Bỏng thường là những tổn thương rất nặng. Bỏng có kèm theo ba nguy cơ: sốc, nhiễm trùng và làm nghẹt đường thở.

Dấu hiệu và triệu chứng của bỏng:

- Da đỏ

- Phồng giộp

- Đau

- Sưng

- Sốc

- Da cháy xém đen (gần như không có cảm giác ở vùng này)

- Vết phỏng điện có thể có một vết chày trắng nhỏ ở điểm chạm điện

XỬ TRÍ VẾT BỎNG

1. Kiểm tra tình trạng nguy hiểm: cúp điện, tránh những chỗ tràn đổ hoá chất, và di chuyển nạn nhân tránh xa chỗ cháy.

Dùng chổi đẩy những vật nguy hiểm ra xa

2. Theo dõi và giữ thông đường thở và hô hấp, và sẵn sàng hồi sức nếu cần.

Theo dõi để xem lồng ngực có phồng lên và xẹp xuống không

3. Làm mát chỗ bị bỏng bằng nước mát (nhưng không lạnh quá). Làm mát trong ít nhất 10 phút hoặc cho đến khi nạn nhân hết thấy đau. Làm mát vết bỏng do hoá chất trong thời gian lâu hơn để bảo đảm rửa sạch hết hoá chất.

Chế nước mát lên chỗ bị bỏng

4. Hãy quyết định một cách thích hợp về điều gì cần trợ giúp và gọi xe cấp cứu nếu cần, ví dụ như nếu nạn nhân khó thở, hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng sốc, và nếu vết bỏng rất sâu hoặc bỏng một phần lớn cơ thể.

5. Dùng gạc sạch không có lông tơ để phủ lên chỗ bị bỏng.

Phủ bằng gạc vô trùng và băng lại

6. Xử trí sốc trong suốt thời gian bạn xử trí vết bỏng.

7. Nâng chỗ bị bỏng lên cao, nếu có thể.

Xử trí vết bỏng

CẦN LÀM

- Làm mát chỗ bị bỏng trong thời gian cần thiết, cẩn thận không làm cho phần còn lại của cơ thể nạn nhân bị lạnh.

- Tháo nhẫn, đồng hồ hoặc vật dụng khác có thể siết chặt khi chỗ bỏng sưng lên.

KHÔNG LÀM

- Dùng một miếng gạc có lông tơ để phủ lên vùng bị bỏng. Thay vào đó, dùng một miếng gạc vô trùng, một miếng vải sạch không có lông tơ hoặc một túi đựng sandwich sạch hay một miếng giấy bóng gói thức ăn.

- Thoa lên chỗ bỏng bất cứ loại thuốc xức nào dùng ngoài da.

- Cởi quần áo bị dính vào chỗ bỏng.

- Làm vỡ các chỗ phồng.

BẠN CẦN PHẢI LÀM GÌ NẾU

- Đó là một vết bỏng do điện? Phải chắc chắn là nguồn điện đã được an toàn, nhất là trước khi bạn chế nước lên vết bỏng. Điện có thể ảnh hưởng đến tim, bởi vậy hãy sẵn sàng để hồi sức nếu cần.

- Đó là một vết bỏng do hoá chất? Hãy cẩn thận đừng để cho hoá chất dính vào bạn. Dội rửa phần bị tổn thương trong ít nhất 20 phút, cẩn thận thế nào để nước từ nạn nhân, những người đứng bên cạnh và từ bạn chảy đi chỗ khác. Tháo bỏ quần áo bị dính hoá chất nếu làm điều đó an toàn.

- Đó là một vết bỏng nước? Bỏng nước là vết bỏng do nhiệt ẩm ướt gây ra, như hơi nước phun ra từ một chiếc ấm. Chế nước lạnh lên vết bỏng và phủ kín. Cởi hoặc làm nguội quần áo, nếu có thể được.

Theo SKGD

Bỏng mặt và sơ cứu

“Rất nhiều người vì không biết cách sơ cứu và chăm sóc vết bỏng đã khiến cho khuôn mặt của mình biến dạng hoặc để lại sẹo xấu!”, TS Nguyễn Viết Lượng (ảnh), Trưởng phòng tổng hợp Bệnh viện Bỏng Quốc gia cho biết.

TS cảnh bảo rằng vết bỏng mặt thường dễ nguy hiểm đến tính mạng?

Đúng vậy, bỏng ở mặt đặc biệt nguy hiểm khi bị bỏng sâu (độ 3 trở lên), bởi mặt là nơi tập trung rất nhiều mạch máu, các hang, hốc nhạy cảm chứa nhiều dây thần kinh. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị bỏng nặng (sâu), gây ra những biến dị, co kéo trên khuôn như: mắt có thể không mở hoặc nhắm được (gây khô rát giác mạc), mũi bị hở hoặc biến dạng (ảnh hưởng đến hô hấp), tai tổn thương hoặc bị cháy…

Đi kèm theo đó, nạn nhân bỏng mặt cũng thường bị bỏng đường hô hấp do hít hơi nóng sâu vào trong ruột. Nếu không có biện pháp cấp cứu đúng phần bị bỏng ở mặt thường bị hoại tử sâu và gây biến chứng (viêm, loét, phù nề) nặng hơn các phần khác, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân.

Khi bị bỏng ở mặt, điều đầu tiên là phải làm gì?

Dù bị bỏng do bất kỳ tác nhân nào: axít, tia lửa điện, hơi nóng, nước sôi… cũng phải ngay lập tức phải làm dịu vết thương thương (hạn chế bỏng sâu thêm) bằng cách dùng nước mát ngâm, xối ngay vào phần bị bỏng. Công đoạn này xử lý càng sớm, nhanh vết bỏng càng đỡ bị phù nề, biến dạng và ít để lại di chứng, thậm chí nhờ xối, ngâm nước lạnh kịp thời nhiều vết bỏng mặt có thể từ thể sâu chuyển sang nông. Trong trường hợp cần thiết nếu không có sẵn nước sạch vẫn có thể dùng nước hồ, ao, ruộng… làm mát vết thương bởi lúc này yếu tố nhiễm trùng chỉ là thứ yếu so với việc hạn chế độ sâu của vết bỏng. Rất nhiều trường hợp, người bị bỏng loay hoay tìm được nước sạch thì vết bỏng đã bị để quá lâu và nước mát, sạch không còn tác dụng nữa!

Nếu được điều trị đúng cách, khả năng phục hồi về mặt thẩm mỹ đạt bao nhiêu?

Với những trường hợp nặng (bỏng sâu) gây biến dạng mặt, cần phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật, tạo hình thì mới có thể khắc phục được 70% – 80% hình dạng của khuôn mặt ban đầu. Với những vết bỏng nhẹ hơn mà được điều trị đúng cách thì khả năng phục hồi về mặt thẩm mỹ gần như hoàn toàn. Hiện nay, phương pháp đắp mặt nạ trị bỏng (gel silicol) chống sẹo sau điều trị bỏng tỏ ra đặc biệt hiệu quả về mặt thẩm mỹ, nhất là đối với chị em phụ nữ.

Giá thành của sản phẩm này thế nào thưa TS?

Đây là sản phẩm ngoại nhập nên giá thành vẫn khá cao. Khoảng 500 – 600 nghìn đồng/miếng đắp (diện tích 20cm).

Một phương pháp chống sẹo trên mặt khi bị bỏng nhẹ được khá nhiều người áp dụng, đó là dùng nghệ tươi đắp lên khi vết thương mới lên da non. Cách này có hiệu quả?

Nghệ tươi giúp vết sẹo chóng liền nhưng bôi quá sớm, tức là khi da non mới mọc lại khiến cho vùng da trở lên đen bóng hoặc sẫm mầu so với các vùng da khác. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thống kê thấy số người bị kích ứng da do bôi nghệ tươi khá lớn. Chính vì vậy, các bác sĩ thuờng khuyến cáo người bị bỏng không nên dùng nghệ tươi đắp lên vết thương đang lên da non, đặc biệt là trên vùng mặt.

Khi bị bỏng nói chung và bỏng ở vùng mặt nói riêng có cần áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem?

Hoàn toàn không. Cần ăn uống đầy đủ các món thịt, trứng, tôm, cua, rau, đậu… để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Có nhiều người cho rằng ăn trứng gà trong thời kỳ da non phát triển sẽ khiến phần da này bị loang. Sự thật là vết loang trên da là do cơ địa của mỗi người chứ không phải tại trứng. Cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn rau muống làm vết sẹo lồi lên. Tuy nhiên, nếu người bị bỏng thường xuyên sử dụng rau má thì rất có lợi cho da lại giúp thanh nhiệt, giải độc.

Người bị bỏng ở mặt đang trong quá trình phục hồi có được dùng mỹ phẩm, sữa rửa mặt và đi ra ngoài trời?

Nên dùng các loại kem làm mềm da nhưng phải có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần thiết phải giữ mặt luôn sạch sẽ bằng nước sạch chứ không nên dùng sữa rửa mặt sớm. Người bị bỏng ở mặt trong thời kỳ phục hồi nên hết sức tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp nên da bởi những tia cực tím sẽ làm da non bị ảnh hưởng.

Theo Dantri


Được sửa bởi Admin ngày Fri Jul 09, 2010 12:53 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Sơ cứu một số tình huống thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ cứu một số tình huống thường gặp   Sơ cứu một số tình huống thường gặp EmptyFri Jul 09, 2010 12:48 am

Cách sử trí khi gặp nạn nhân bất tỉnh

Đây là một trường hợp đặc biệt khó xử trí. Đường thở của nạn nhân phải luôn luôn là quan tâm hàng đầu. Người này có thể bị gãy xương sống nên gây tổn thương thần kinh và liệt, nhưng nếu bạn không giữ thông đường thở và bảo đảm hô hấp liên tục cho nạn nhân, thì họ sẽ tử vong.

Xử trí :

Nếu bạn tình cờ gặp một nạn nhân bất tỉnh và cơ chế chấn thương cũng như tư thế của họ gợi ý nạn nhân có thể bị gãy xương sống (ví dụ như một người đứng xem kể lại rằng nạn nhân bị té, hoặc người này đang mặc áo da của người lái xe mô tô và nằm cạnh chiếc xe bị đụng), ưu tiên vẫn là kiểm tra đường thở.

1. Hỏi nạn nhân một câu để biết nạn nhân còn tỉnh không. Không được lắc mạnh nạn nhân.

2. Thực hiện kiểm tra theo thứ tự ABC, chú ý nhẹ nhàng nghiêng đầu nạn nhân sang một bên. Nếu đầu đã ở tư thế thích hợp, thì đừng di chuyển thêm. Thay vào đó, hãy nâng cằm nạn nhân và kiểm tra miệng.

3. Nếu nạn nhân không thở được, phải làm hô hấp nhân tạo ngay và thực hiện đầy đủ cấp cứu hô hấp tuần hoàn nếu cần. Hãy gọi xe cứu thương sớm nhất.

4. Nếu phải xoay nạn nhân ngửa để hồi sức, thì bạn cần chú ý giữ đầu, thân mình và các ngón chân nạn nhân thẳng hàng. Nếu có thể thì bạn nên nhờ những người đang đứng xem giúp bạn chuyển nạn nhân sang nằm ngửa, nhưng bạn đừng phí thời gian để tìm kiếm người giúp đỡ bởi vì nạn nhân cần được thở không khí càng sớm càng tốt.

5. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh và nằm nghiêng với đầu nằm thẳng, hãy cho dịch chảy ra khỏi miệng nạn nhân và để nạn nhân nằm yên.

6. Giữ yên đầu nạn nhân bằng cách áp hai bàn tay bạn vào tai nạn nhân và các ngón tay nằm dọc theo xương hàm. Phải cẩn thận theo dõi đường thở nạn nhân.

Nếu nạn nhân bị bất tỉnh và đầu chưa thẳng hoặc nạn nhân chưa nằm nghiêng, bạn cần phải chuyển người này sang thế hồi phục. Lý tưởng nhất là dùng kỹ thuật lăn khúc gỗ nếu bạn có đủ người. Nếu không, phải tìm cách lăn nạn nhân sang thế hồi phục với tất cả sự giúp đỡ nào có thể.

· Vị trí hồi phục khi bị chấn thương cột sống.

1. Nâng đỡ đầu nạn nhân như đã mô tả bên trên. Bạn hãy tìm tư thế thoải mái nhất bởi vì bạn phải nâng đỡ đầu nạn nhân liên tục cho đến khi xe cứu thương đến.

- Hãy nâng đỡ đầu nạn nhân liên tục cho đến khi người trợ giúp đến.

- Gấp chân đang vươn xa lên và đỡ lấy thân người.

- Áp hai bàn tay vào tai và các ngón tay đặt dọc xương hàm.

- Xoay người nạn nhân, giữ đầu, thân người và ngón chân thẳng hàng.

- Để dịch chảy ra khỏi miệng nạn nhân nếu cần.

2. Yêu cầu người giúp đặt cánh tay gần nhất xuống dưới người nạn nhân, phải làm thế nào để các ngón tay bằng phẳng và khuỷu duỗi thẳng. Đặt cánh tay kia ngang người nạn nhân và nâng đỡ cánh tay này ở ngang mặt.

3. Chân nạn nhân bên vươn xa phải gập lên và cánh tay người giúp sẽ đặt trên đùi, phần ngay trên gối.

4. Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người giữ ở đầu, xoay nạn nhân từ từ, và làm thế nào để đầu, thân mình và ngón chân thẳng hàng.

5. Khi nạn nhân đã được lật qua, bạn cần tiếp tục nâng cổ nạn nhân, trong lúc đó người trợ giúp đảm bảo giữ cho nạn nhân được vững vàng bằng cách tự tay nâng người nạn nhân hay đặt áo khoác hoặc chăn cuộn tròn quanh người nạn nhân.

Hoặc bạn có thể theo cách khác là dùng kỹ thuật lăn khúc gỗ.

(Theo bacsigiadinh.com)
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Sơ cứu một số tình huống thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ cứu một số tình huống thường gặp   Sơ cứu một số tình huống thường gặp EmptyFri Jul 09, 2010 1:00 am

Ngừng tim , ngừng thở

Nguyên nhân: – Tai nạn – Biến chứng bất ngờ của một bệnh

Triệu chứng:

Ngừng tuần hoàn: thường báo hiệu trên máy chiếu điện tâm đồ hoặc biểu hiện lâm sàng: bất tỉnh, có khi co giật; xanh tái toàn thân, da lạnh; mất mạch bẹn và mạch cảnh; không đo được huyết áp; ngừng thở đột ngột hoặc từ từ. Khi có dấu hiệu đồng tử 2 bên giãn là triệu chứng tổn thương não nặng nề.

Xử trí:

Yêu cầu: – Bảo đảm tuần hoàn não – Bảo đảm tiếp oxy có hiệu quả – Chống nhiễm toan – Phải cấp cứu bệnh nhân ngay tại chỗ không chậm trễ một giây phút nào. – Phải cấp cứu liên tục, không gián đoạn.

Nguyên tắc hồi sinh nội khoa là : Khẩn trương, bình tĩnh, kiên nhẫn. Hồi sinh trong hai giờ không có kết quả mới nên thôi.

Xoa bóp tim: – Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu thấp, chân gác cao. – Quỳ bên phải bệnh nhân, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 dưới xương ức bệnh nhân, không ấn lên xương sườn, lòng bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Dùng sức mạnh của 2 tay và cơ thể ấn mạnh, nhịp nhàng 60 lần/phút. Lực ấn phải đủ cho xương ức và lồng ngực bệnh nhân xẹp xuống khoảng 4cm nhưng không quá nặng tùy theo thể trạng bệnh nhân gầy hoặc béo, lồng ngực to hay nhỏ, chắc hay mềm mà xác định lực ấn. Dấu hiệu xoa bóp có hiệu quả:

- Mỗi lần ấn, sờ thấy mạch bẹn đập.

- Huyết áp động mạch: 70-100mmHg. – Đồng tử không giãn to do não thiếu máu. – Sắc mặt bệnh nhân hồng hơn. Chống chỉ định xoa bóp tim khi bệnh nhân bị vết thương ở lồng ngực, ứ máu, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi, khí thũng phổi. Biến chứng của xoa bóp tim:

- Gẫy xương ức, vỡ gan, vỡ lách, chảy máu màng ngoài tim, màng phổi… rất ít gặp. – Gẫy xương sườn thường gặp hơn nhưng cần cố tránh.

- Tràn khí màng phổi có thể xảy ra nếu đồng thời vừa ấn tim vừa thổi ngạt rất mạnh. Thổi ngạt

- Quỳ bên trái, gần đầu bệnh nhân.

- Chuẩn bị bệnh nhân: đường khí đạo của bệnh nhân phải thông suốt: lau sạch mồm họng, lấy hết dị vật, răng giả, thức ăn, đờm rãi…; cổ ưỡn tối đa, độn gối dưới cổ bệnh nhân, kéo mạnh hàm dưới ra phía trước và lên trên cho lưỡi không tụt ra sau bịt khí quản.

- Tiến hành thổi ngạt: Bóp mũi bệnh nhân bằng ngón cái và ngón trỏ. Đặt 1 lớp gạc mỏng ở miệng bệnh nhân được giữ cho há to. Hít vào thật sâu, áp mồm vào mồm bệnh nhân thổi mạnh và dài hơi, làm sao cho lồng ngực bệnh nhân nở rộng ra, mỗi phút thổi 15 lần, khi thổi thì người ấn tim ngừng ấn (4 lần ấn tim, 1 lần thổi ngạt). Thỉnh thoảng lau đờm rãi cho đường hô hấp luôn được lưu thông.

Nếu người cấp cứu chỉ có một mình thì vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt, cứ 15 lần ấn tim thì 2 lần thổi ngạt liền, mạnh và sâu. Nếu bệnh nhân nôn, co giật hoặc cứng hàm thì có thể thổi vào mũi, ở trẻ nhỏ có thể thổi cả vào mũi lẫn mồm.

(Theo TGSK)
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Sơ cứu một số tình huống thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ cứu một số tình huống thường gặp   Sơ cứu một số tình huống thường gặp EmptyFri Jul 09, 2010 1:02 am

Kinh mã lạc là gì?

Chuyện chăn gối sinh hoạt tình dục vợ chồng là một nhu cầu không thể thiếu được của con người. Trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh, khí huyết điều hòa, sung mãn, tinh thần thanh thản mà sinh hoạt tình dục điều độ, không lạm dụng quá sức, lao tâm tổn khí đúng mức thì tạo được hạnh phúc, khoái lạc mà còn phấn chấn, khỏe người, tinh thần sảng khoái.Nhưng trái lại, trong trường hợp cơ thể mệt mỏi, khí huyết bất túc, sức lực suy kiệt mà đam mê, cố sức, tình dục quá độ thì không những không cảm thấy hứng thú, khoái lạc mà nhiều khi còn xảy ra tai biến, nếu không cấp cứu kịp thời thường dễ dẫn đến tử vong, mà y học cổ truyền gọi là kinh mã lạc.

Kinh mã lạc thể hiện khi người chồng đang say rượu, thường xảy ra vào đêm tân hôn, chú rể bị chuốc nhiều rượu, quá say hay đau yếu mệt mỏi, nguyên khí chưa hồi phục mà cứ cố gắng cố sức tiến hành giao hợp, sinh hoạt tình dục vợ chồng làm khí lực suy kiệt, âm dương mất quân bình, làm cho người chồng đau đầu chóng mặt ngạt thở rồi lả dần trên bụng vợ, dẫn đến hôn mê bất tỉnh, cấm khẩu, không biết gì, chỉ ú ớ đôi tiếng.

Trong trường hợp nếu người vợ không biết về hiện tượng này, sợ hãi, hoảng hốt, thiếu bình tĩnh, vội vàng đẩy hất người chồng ra, âm dương không còn hài hòa, tương hợp người chồng sẽ chết không còn phương cứu chữa.

Phương pháp cấp cứu

Gặp trường hợp này, nếu người vợ bình tĩnh, không sợ hãi, hoảng hốt, cứ để nguyên tư thế như cũ, miệng người vợ hà hơi nóng, thổi ngạt sang miệng người chồng, đồng thời tay lấy một cây kim nhọn (thường là chiếc kim, cái trâm cài đầu của người phụ nữ), sờ tìm đốt xương sống cuối cùng, châm thật mạnh một cái vào đỉnh chót của đốt xương sống cùng này. Tức khắc người chồng giật mình, bừng tỉnh, toát mồ hôi, thân mình chân tay dần cử động được. Sau đó hãy nhẹ nhàng đặt người chồng xuống giường, xoa đầu, đắp chăn ấm và cho uống nước gừng hòa với đường.

Xưa kia, các cô gái trước khi lên xe hoa về nhà chồng, thường được các bà mẹ dặn dò cho bí pháp này, đồng thời trao tặng cho con gái một chiếc trâm nói là để cài đầu nhưng chính thực ra là để đề phòng cấp cứu tai biến này lúc động phòng đêm tân hôn.

Quan niệm xưa chuyện chăn gối vợ chồng là chuyện thầm kín, không phổ biến rộng rãi, nên hiện tượng và phương pháp cấp cứu độc đáo này cũng không được nhiều người biết đến.

(Báo Sức khỏe & Đời sống)
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Sơ cứu một số tình huống thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ cứu một số tình huống thường gặp   Sơ cứu một số tình huống thường gặp EmptyFri Jul 09, 2010 1:11 am

Xử lý tình huống khi bị đâm kim tiêm nghi ngờ nhiễm HIV

Trước tình trạng có nhiều ống kim tiêm (dùng để tiêm chích ma túy) vứt bừa bãi trên đường phố như hiện nay. Chúng tôi đã trao đổi với bác sĩ Ngô Thị Kim Cúc – Phó khoa Nhiễm E thuộc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới TP. HCM xung quanh vấn đề trên. BS. Kim Cúc cho biết:

Bất cứ một người bình thường, khi bị một vật bén nhọn, dơ như kim tiêm, dao (nghi ngờ nhiễm HIV) đâm rách da, gây chảy máu thì không chỉ có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh HIV mà còn có thể lây nhiễm các mầm bệnh khác như uốn ván, viêm gan siêu vi B, C…; nhưng nhiều người lo ngại nhất là lây nhiễm HIV.

Theo ghi nhận của các cơ sở y tế: nhân viên y tế khi bị kim tiêm của bệnh nhân nhiễm HIV xuyên rách da, nếu được xử lý kịp thời thì tỷ lệ lây nhiễm là 3%. Ở nước ta, trong điều kiện bình thường, ngoài không khí, thời gian virút HIV tồn tại trong máu là 3 ngày. Xác định tỷ lệ lây nhiễm mầm bệnh HIV khi vô ý những ống kim nghi ngờ nhiễm HIV vứt bừa bãi trên đường phố đâm chảy máu thường không chắc chắn do chứa xác định được thời gian mà ống kim đó được vứt bỏ.

Cách xử lý khi bị kim tiêm (nghi ngờ nhiễm HIV) đâ, gây chảy máu?

Khi bị đâm trúng chảy máu, người bị nạn cần thực hiện những bước sau: rửa vết thương nhiều lần bằng nước sạch, rồi rửa bằng xà bông và nước oxy già; sau cùng sát trùng với cồn trên 70 độ. Nếu vết thương sâu, chảy máu nhiều, bệnh nhân nên nặn bớt máu. Do việc phòng ngừa và theo dõi nhiễm các mầm bệnh từ những ống kim dơ phải được thực hiện ở các cơ sở y tế chuyên khoa truyền nhiễm nên bệnh nhân nên đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trong vòng 72 giờ sau khi bị kim dơ đâm để được làm các xét nghiệm thích hợp nhằm chích ngừa uốn ván, siêu vi B (chưa có thuốc ngừa siêu vi C); nếu kết quả xét nghiệm có nghi ngờ nhiễm HIV, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn, mua thuốc ngừa HIV. Hiện phác đồ phòng ngừa nhiễm HIV đang được áp dụng tại Trung tâm là sử dụng thuốc AZT, 3TC.

(Theo SKCĐ)
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Sơ cứu một số tình huống thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ cứu một số tình huống thường gặp   Sơ cứu một số tình huống thường gặp EmptyFri Jul 09, 2010 1:13 am

Xử trí ban đầu với 4 triệu chứng thường gặp ở trẻ
Đau bụng

Đứa trẻ nào thỉnh thoảng cũng có thể bị đau bụng. Đau bụng là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra và việc xác định nguyên nhân không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thử cố gắng tìm xem chuyện gì xảy ra với trẻ. Nếu trẻ khóc thét và gập chân vào người tuy đau nhưng không có dáng vẻ gì bệnh nặng thì có thể là đau “quặn bụng”. Chứng đau quặn bụng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ trong ba tháng đầu đời và thường xảy ra về đêm (three months or evening colie).

Đặt trẻ nằm sấp trên hai đầu gối của bạn, vỗ nhẹ vào lưng, dùng một số thuốc hút hơi (infant colie drops, ví dụ: Babygaz) có thể làm trẻ đỡ đau và sau đó đưa trẻ đến gặp bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng khác. Còn nếu thấy trẻ đau bụng mà da niêm tái nhợt, ói nhiều ra nước hoặc máu, đau bụng kèm theo sốt, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Không cho trẻ uống bất kỳ một loại thuốc gì, không cho trẻ ăn, uống cho đến khi trẻ được bác sĩ thăm khám.

Khi trẻ bị đau bụng do bất kỳ nguyên nhân gì bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu:

Đau mỗi lúc nặng hơn.

Tái nhợt, vã mồ hôi, đau bụng gập cả người lại.

Không cho bạn sờ vào bụng vì đau.

Đau kèm sốt, ói mửa nhiều.

Bỏ ăn, không chơi.

Trẻ không đi tiêu trong mấy ngày qua và kèm ói vọt.

Sốt

Có thể do mọc răng, thiếu nước, nhiễm trùng siêu vi trùng nhưng sốt cũng có thể do những bệnh nặng khác như: viêm não màng não, nhiễm trùng huyết… Đôi khi sốt cao đột ngột có thể gây ra co giật ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị sốt cần giữ cho trẻ thoáng mát, cho uống nhiều nước, dùng các thuốc hạ sốt như: Paracetamol hay Ibuprofen với liều thích hợp theo cân nặng của trẻ (Paracetamol, Tylenol, Acemol… 15mg/kg trọng lượng trẻ/liều có thể dùng qua đường uống hay nhét hậu môn. Ibuprofen: Advil, Motril… 7 – 10mg/kg trọng lượng trẻ/liều tối đa 3 liều trong 24 giờ) và lau mát cho trẻ nếu cần, trước khi đưa trẻ đến bác sĩ khám. Sốt vừa là khi thân nhiệt của trẻ khoảng 37,80C. Bạn cần đưa trẻ đến một cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất khi thân nhiệt của trẻ giữ ở mức độ này hơn một ngày hay khi thân nhiệt tăng trên 38,60C, hoặc sốt kèm theo các triệu chứng sau:

Sốt cao co giật, sốt và trẻ đi khập khiễng hay trẻ lả người, không đi đứng được.

Sốt làm trẻ lơ mơ, lừ đừ hay mê man.

Sốt kèm theo ói mửa tiêu chảy nhiều làm trẻ mất nước.

Sốt kèm theo khó thở, tím tái.

Sốt kèm các dấu hiệu viêm màng não (ví dụ: ói mửa, thóp phồng, nhức đầu…).

Sốt kèm theo phát ban ngoài da.

Sốt mà trẻ bỏ bú.

Sốt kèm theo vàng da.

Sốt kèm theo đi tiêu ra máu.

Ho

Triệu chứng do đường hô hấp bị kích thích bởi nhiều tác nhân gây ra như: nhiễm trùng (nhiễm siêu vi hay vi trùng) gây viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amygdale…) hay viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, lao phổi…).

Ho có thể làm có cho trẻ mất ngủ, ói mửa, bỏ ăn, sụt cân. Tùy theo nguyên nhân gây ho mà ta có cách trị liệu khác nhau. Ho do các nhiễm trùng thông thường, dị ứng, suyễn nhẹ có thể điều trị dễ dàng tại các cơ sở y tế mà không cần phải nhập viện. Ho do các nhiễm trùng đặc biệt khác như ho gà, lao, dị vật đường hô hấp hoặc viêm tiểu phế quản kèm tím tái, khó thở hay suyễn vừa và nặng thường cần được theo dõi và điều trị trong môi trường bệnh viện để dự phòng các biến chứng nặng có thể xảy ra như suy hô hấp hay khả năng lây lan cao trong lao phổi.

Bạn không nên tự ý điều trị bằng các loại thuốc ho hay kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ vì chẳng hạn khi suyễn thì không điều trị được bằng các thuốc ho thông thường. Thuốc không làm giảm ho mà trái lại còn làm cho bệnh nặng hơn. Còn ho trong trường hợp dị vật đường hô hấp chỉ có thể chữa khỏi khi dị vật được lấy ra.

Ói mửa

Ói mửa ở trẻ em có thể gây ra do nhiễm trùng thông thường (viêm họng, viêm mũi, ngộ độc thức ăn…). Ói cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nặng như tắc ruột, tăng áp lực nội sọ, viêm màng não hay khi trẻ bị kích động (vui quá, sợ quá, phản ứng lại khi bị ép ăn), ăn quá nhiều. Ở trẻ sơ sinh vã nhũ nhi thường hay ọc sữa sau mỗi lần bú. Thường đây là tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản sinh lý không có gì trầm trọng, tự khỏi theo thời gian và nhiều khi không cần điều trị gì đặc biệt. Trái lại khi trẻ bị ói vọt, ói kèm theo tiêu chảy, mất nước, ói kèm sốt, ói ra máu hay trẻ ói mà không chịu uống nước thì bạn cần nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị thích hợp.

BS. Nguyễn Thanh Hải
(Phòng khám Nhi khoa Nancy)
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
Sponsored content





Sơ cứu một số tình huống thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ cứu một số tình huống thường gặp   Sơ cứu một số tình huống thường gặp Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Sơ cứu một số tình huống thường gặp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tình thương trong đôi mắt
» Mối tình sau 25 năm
» Một số bài viết về bệnh cấp cứu thường gặp
» Cafe và thưởng thức cafe
» Cách nhận biết nhãn Rượu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12B1 Ngô Quyền - Ngôi nhà hạnh phúc :: Chia sẻ kiến thức :: Y học và sức khỏe-
Chuyển đến