12B1 Ngô Quyền - Ngôi nhà hạnh phúc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn của lớp 12b1 Ngô quyền khóa 1982-1985, nơi các bạn có thể cùng nhau chia sẻ
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tản mạn về rượu

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Tản mạn về rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Tản mạn về rượu   Tản mạn về rượu EmptyWed Jun 02, 2010 9:44 pm

Tản mạn về văn hoá rượu-Wine is more than a drink.It's a culture

Tản mạn về rượu Ruou10
Nói đến rượu người ta dễ nghĩ tới khía cạnh xấu: nghiện rượu hoặc nát rượu! Thật ra không cứ gì rượu, đồ uống nói riêng và thực phẩm nói chung, kể cả thuốc bổ,nếu dùng thái quá đều có hại. Hãy quên đi một Chí phèo nát rượu để nhớ về bức tranh ông tiên râu tóc bạc phơ, má đỏ như quả đào, một tay chống gậy, một tay cầm bầu rượu thì rượu là biểu tượng của Phúc,Lộc,Thọ,Khang,Ninh.

Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người sau Lửa. Khi phát minh ra lửa thì con người bắt đầu ăn thịt chín. Đến lúc động vật hiếm dần , con người chuyển sang ăn thực vật. Mà một trong những loài thực vật đầu tiên con người cổ xưa tìm ăn là qủa nho, loại quả hoang dại mọc ở vùng châu thổ Sông Nin. Rồi quả nho cũng trở nên thưa vắng. Với bản tính tư hữu, con người đem nho về cất giấu tại nơi ở của mình. Nho được ủ lại sau mấy ngày đem ăn họ cảm thấy khoẻ hơn,thông minh hơn,yêu đời hơn…Và họ lền đặt cho cái lâng lâng đó một biệt danh là Spirit, nghĩa là linh hồn, ngày nay thuật ngữ đó là Rượu.

Rồi từ đấy, lúc vui, khi buồn, cả lúc bình thường người ta đều uống rượu. Đám cưới uống rượu để chai vui, đám tang uống rượu để chia buồn.

Thật là khó cấm uống rượu, nếu như không nói là không thể cấm được. Trong lich sử cai trị nước Mĩ có vị tổng thống đã ban lệnh cấm uống rượu để rồi gây ra một trùm gangster buôn lậu rượu và giàu nhất nước Mĩ.

Tổng thống Liên Xô cũ Gorbatschow cũng đã cấm uống rượu! Và cũng để chế giễu điều đó, ở Tây đức cũ người ta đã sản xuẩt loại rượu Vodka-thứ rượu mà người Nga yêu thích, mang tên Gorbatschow với cái chai đựng rượu tạo dáng như một chiêc tháp ở điện Kremli-được xếp vào hạng best-seller ở Công hoà liên bang Đức.

Hải Thượng Lãn Ông từng khuyên : Bán dạ tam bôi tửu-Lương y bất đáo gia( nửa đêm uống 3 ly rượu- Thầy thuốc không phải tới nhà).

Các vua chúa Trung Hoa xưa khi dạo chơi trong vườn Thượng uyển cũng đã ngâm những lời thơ bất tử: Tửu-Nguyệt-Phong-Hoa vị phẩm đề, nghĩa là Rượu-Trăng-Gió-Hoa là những thứ không bút nào tả xiết!

Thế giới quanh ta có cái thuộc về lĩnh vực vật chất, có cái thuộc về lĩnh vực tinh thần , nhưng rượu thì lại là vừa là vật chất vừa là tinh thần. Người ta tiếc vì mua phải một thứ đồ đùng đắt giá , song không tiếc, thâm chí còn vui thích khi mua được một chai rượu đẹp, đát tiền. Văn hoá rượu ở nước ta cũng như các nước trên thế giới có lịch sử từ lâu đời là vì thế.

Rượu vốn đã là một nhu cầu thiết yếu từ thửa ban sơ của cộng đồng xã hội. Nguồn gốc của phát minh to lớn tìm ra rượu dường như hoà lẫn trong cái ánh sáng mờ ảo,bí ẩn của huyền sử thời lập quốc hay còn xa hơn thế của dân tộc ta ngay từ thủa Hồng Bàng “ Hồi quốc sơ, dân ko đủ đồ dùng, phải lấy cỏ cây đan áo, dệt cỏ gianh làm chiếu,lấy nước cốt gạo làm rượu…”

Hàng thiên niên kỷ đã trôi qua, tình trạng lạm dụng rượu có khi đã gây ra những hậu quả tiêu cực nhưng ít có khi nào lên tới quy mô một ván đề xã hội. Nói cho đúng ra thì từ thức uống, đồ ăn cho đến vật dùng mà con người cần đến thì đều có cái lợi và có cái hại, tùy theo cách dùng,lượng dùng và lúc dùng mà thôi. Rượu cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa, rượu với người vốn có một lịch sử gắn bó lâu đời. Trong cuộc sinh tồn gian nan, đói mặt hàng ngày với thiên nhiên hùng mạnh, bí ẩn và khôn lường, rượu đã là chất xúc tác cho lòng dũng cảm, kích thích chí không ngoan, đẩy xa nỗi do dự và giúp kết nối những nhóm, những tập thể trước những công việc nặng nề,khó khăn. Khi mệt mỏi, rượu lại giúp ngừoi ta thư giãn, đem lại trạng thái lâng lâng, một khoái cảm mơ màng không gì có thể sáng được. Vừa làm thư giãn, vừa gây kích thích, rượu giúp ngừoi ta quên , lại cũng giúp ngừoi ta nhớ và còn hơn cả tôn giáo, rượu mang lại cho người ta một cảm thức về một tình trạng siêu thoát hay một viễn tưởng giải thoát khỏi sự hạn hẹp của kiếp nhân sinh. Như thế , rượu dường như là một thứ vật chất bị tinh thần hoá hay là một hiện thân của tinh thần mà con người tìm ra, sáng tạo ra để làm bạn song hành với mình.

Người Việt Nam ta có câu : Còn trời còn nước còn non-Còn cô bán rượu anh còn say sưa…Bây giờ không chỉ có cô bán rượu mà còn có rất nhiều… anh bán rượu. Ở một vùng núi xa xôi nào đó, một cô gái đẹp trong sắc tộc miền quê sặc sỡ bưng một chén rượu cần ra, dăm bảy anh vít cần xuống, rồi các cô múa một điệu xoè. Ở nơi đô thành, tại một khách sạn, có một thanh niên hầu bàn đội mũ chóp trắng cao, tay phải cầm ngang thân chai rượu nhưng có hơi lùi về phía đáy chai, không quên khoe cái nhãn ra phiá ngoài để khách biết. Trước hết, phải rót vào ly của ông chủ mấy giọt, ông chủ đưa lên mũi lắc lắc,hít hít rồi kề vào đầu lưỡi, cho ý kiến kết luận chai rượu đó thật hay giả, có ưng không. Thật hạnh phúc cho kẻ hầu bàn được ông chủ gật đầu, nếu ko phải thay chai khác. Đã là hầu bàn thì phải phân biệt ai là vị khách thứ nhất cảu bữa tiệc và đặc biệt phải biết vị khách đó có phu nhân hay có bạn gái đi kèm ko, nếu có thì phải rót cho người đó trước, vì phong tục văn hoá lịch sự thì phảI tôn trọng phụ nữ. Sau đó lần lượt rót cho mọi người với một động tác quen thuộc , trăm lần như cả trăm, mỗi lần rót xong để nghiêng miệng chai, xoay miệng chai ngược chiều kim đồng hồ 120 độ để cho ko một giọt rượu nào rớt xuống mặt bàn.

Và những người khách bắt đầu cụng chén. Có nhiều cách giải thích nhưng có 2 cách được cho là có lý nhất. Một là, khi cụng chén, rượu tràn sang chén của nhau, nếu chén kia có thuốc độc thì số phận rủI ro phảI dành cho cả khách lẫn chủ. Lý do thứ2 được nhiều ngườI tán đồng hơn đó là, con ngừoi ta có 5 giác quan, cái tay-xúc giác đã được cầm,cái mũi-khứu giác đã được ngửi,cái lưỡi-vị giác đã được nếm, cái mắt-thị giác đã đựoc nhìn, phải choang một cái rõ thật to cho cái tai-thị giác được nghe tiếng rượu.

Qui trình lên men và chưng cất rượu thì quá đơn giản. Cùng với quá trình lên men chuyển đường thành rượu có kèm theo trên 20 tạp chất khác nhau, nếu chưng cất chỉ một lần thì các tạp chất này bốc hơi và ngưng tụ cùng với rượu, mặc dù chưa đủ liều lượng gây tử vong nhưng nó làm cho ngừoi ta say. Muốn khử phải sử dụng hệ thống tháp cất, chưng cất đi chưng cất lại hàng trăm lần mới có được loại rượu mà độc tố đã được Y tế thế giới cho phép. Nhiều người so sánh rưọu cất một lần uống ngay với rượu qua tinh luyện giống như một bên là nước sông (Tô Lịch) siêu bẩn , một bên là nước ngọt siêu sạch. Chẳng phải bỗng dưng nhà nước lại bỏ ra vài chục tỷ đồng trang bị cho Nhà máy Rượu Hà Nội hệ thống tháp cất khửu độc tố để mọi người dân được uống rượu sạch.

Người ta cho lên men rượu từ gỉ đường hoặc các sản phẩm cảu cây mía, chưng cất và tàng trữ trong các thùng gỗ sồi, có khi tới hàng chục năm, khiên những chất độc trong rượu được chuyển đổi thành chất ko độc. Rượu làm theo cách naỳ có tên gọi mà cả thế giới đều quen , đó là rượu Rum. Khác với Rum, Whisky được sản xuất từ đại mạch hoặc malt(1 sản phẩm của đại mạch nảy mầm). Sau lên men, chưng cất rồi tàng trữ và cũng tàng trữ trong các thùng gỗ sồi để các chất độc chuyển hoá. Còn rượu cognac, người ta trồng nho, cho lên men, chưng cất, tàng trữ trong thùng gỗ sồi với những thanh gỗ Limousin được đẽo gọt cẩn thận bằng búa để khô tự nhiên trong 3 năm. Nếu tàng trữ khoảng 4,5 năm thì cognac đó được xếp vào hạng VS-very superior, 4,5-6 năm =VSOP-very superior old pale; và trên nữa thì đc mang tên XO, Extra,HorsAge,Napoleon.

Trên đời này, sau mảng đề tài muôn thửa về tình yêu thì mảng đề tài được đề cập nhiều nhất là Rượu. “ Nam vô tửu như kì vô phong”. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ thêm câu: Ẩm tửu dung hoà đích quân tử-Người quân tử uống rượu phải trầm tĩnh. Uống chỉ đến mức phấn chấn, suy nghĩ những điều có lợi cho hạnh phúc gia đình và cho đât nước , đó mới thực sự là người sành rượu.

Rượu và nguồn gốc lễ nghi
Tản mạn về rượu Ruouva10

Rượu có từ bao giờ? Có từ trước khi có loài người? Theo chữ tượng hình và suy luận (agréat logique) của Trung Quốc, chữ Tửu là rượu gồm 2 bộ phận. Một bộ phận là chữ Thuỷ là nước, ghép với bộ phận là chữ Dậu. Chữ Dậu có nghĩa là rượu lên men. Hai chữ được ghép với nhau có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành rượu. Những quả hái lượm về ăn không hết, để chất đống bị lên men. Các loại ngũ cốc gặp ẩm cũng lên men.Khi lên men chúng toả ra một mùi thơm dễ chịu. Ăn vào thấy vị ngọt mà say sưa. Và, từ đó người ta làm ra rượu. Chữ Dậu ghép thêm chữ Tích là để lâu, thảnh ra chữ Thổ, nghĩa là Giấm.

Người ta đã biết rượu từ rất sớm. Rượu để uống, dùng trong y học, dùng cho thuốc nổ, dùng thay nhiên liệu và có rất nhiều công dụng khác nữa.

Rượu Bồ Đào Nha( nho ) từ Tây vực đưa vào Trung Quốc từ đời Đường. Do đó một thi nhân đời Đường là Vương Hàn đã có bài thơ bất hủ: Lương châu tử.

Thời xưa còn lấy rượu từ nhựa cây báng (quang lang). Cây thốt nốt cho rượu thốt nốt. Người ta cắt ngang cây chuối rừng, hứng lấy nước từ thân cây, cho vào một chút men rượu thực vật, thế là đã có rượu.

Sau khi các thổ dân vùng Amazon và ở Mêhico tiếp xúc với rượu, họ đã phát biểu về rượu và được các nhà thám hiểm ghi lại rõ ràng như sau: “ Chúng tôi uống có cảm giác như mê say, có ảo giác tưởng như gặp được thần tiên hoặc các vị tổ tiên”. Họ cũng công nhận là khí ấy không làm chủ được mình, không biết mình đang làm gì. Ở một số nước người ta tưới rượu vào người chết và xung quanh uan tài. Những người làm các công việc như: đao phủ, rửa xương người chết khi cải táng, thợ làm các công việc mạo hiểm…thường uống rượu say trước khi hành sự.

Cũng có người cho rằng , con người trong thời đại đồ đá đã biết làm rượu. Khoảng 8000 năm trước công nguyên, thần rượu ở Hy Lạp gọi là Dionysos, ở La Mã gọi là Bacchus. Thần là con của siêu thần Zeus với Sémélé. Đó là vị thần có râu ria xồm xoàm, “sát” gái, được tượng trưng với dáng mình dê, đầu người có 2 cái sừng. Bacchus là thần của rượu, cửa sự say mê, của nghề trồng trọt, của sân khấu. Rồi đến các nước Châu Âu khác, nhất là các nước có nhiều cánh đồng nho, đều coi Bacchus là thần rượu của họ .

Các nhà điêu khắc, các hoạ sỹ khắp mọi nơi đều đua nhau nặn tượng và vẽ chân dung Bacchus. Trong đó có Léonard de Vinci.

Thư viện Quốc gia Việt Nam do ngườI Pháp xây dựng năm 1919 có một vườn hoa kiểu Pháp. Ngay ở đó, có dựng trang trí 4 chiếc cốc rượu lớn kiểu Hy Lạp (cốc bạc). Xung quanh những chiếc cốc đó trang trí những chùm nho chín mọng được cách điệu hoá. Hai bên cốc, có hai phù điêu thần Bacchus. Nhữnng ngày lễ, tết, một số khách được mời đến dự tiệc dưới chân 4 chiếc cốc đó. Họ uống rượu vui với nhau và tưởng niệm Thần rượu mà lấy làm tự hào là họ được coi như những đệ tử của Thần.

Xưa, ở Hy Lạp và La Mã , mở đầu cho tháng gặt hái mùa nho và chuẩn bị ủ rượu, đâu đâu cũng mở hội lễ tế Thần Bacchus. Những chúa đất và những ông chủ của hầm rượu nho tổ chức những đêm dạ hội tưng bừng náo nhiệt. Những thùng rượu nho được bê lên không ngừng. Trong những tiệc rượu long trọng này, nhiều cô gái , những người đàn bà đứng tuổi đến uống rượu và nhảy múa thâu đêm suốt sáng. Họ nhảy với nhau rồi lại uống. Uống xong lại nhảy. Họ bảo với nhau rằng các cô gái rất thích hiến thân cho Thần Bacchus, trong những lúc say sưa, nam và nữ được dịp tìm hiểu nhau, yêu nhau và mươnj chén say hoặc thật say để dính vào nhau, hiến thân cho nhau. Họ tưới rượu vào nhau đến ướt sũng cả quần áo và thân thể rồi họ lại uống , đớp lấy những giọt rượu vang trên áo , quần của nhau như thể những con cá đớp mồi. Sau đó, họ lại nhảy những bước chuếch choáng gọi là điệu nhảy ma quỷ (dance des diables) . Phong tục này lan tràn khắp Châu Âu.

Từ Bacchus lại đẻ ra từ Bacchaut có nghĩa là bợm rượu . Hoặc Bacchaute là những người đàn bà uống rượu nhiều. tức là tín đồ của sự đắm đuối, điên loạn vì tình.Những người đàn bà này thường được miêu tả trên sân khấu bi kịch Hy Lạp, La Mã và các vùng lân cận. Họ cho uống rượu là sự việc đáng tôn thờ, gây nên cơn mê bị quyến rũ và họ đắm say bào những cơm mêm điên rồ, say sưa tình ái. Trên đời, đối với họ chỉ có 2 thứ là rượu và tình yêu.

Những người được gọi là Bacchaut và Bacchaute thì lấy làm vinh dự vì được làm tiểu đồ của Thần Bacchus cũng như Phương Đông người ta tự coi mình là tiểu đồ của Lưu Linh. Họ gọi rượu là nước mạnh, tượng trưng cho sức mạnh của cuộc sống. Rượu là nước của cuộc sống, là ngọn lửa trí tuệ và thơ ca. Rượu là giống đực khi nó mới được chưng cất ( le vin ). Khi được uống vào, nó trở thành giống cái muôn đời quyến rũ ( la séduction) - nó sẽ trở thành thăng hoa hoặc cái chết ( la sublimation ou la mort).

Mùa hái nho ở Tiệp Khắc và Hungari đã đến. Những nam thanh nữ tú có mặt trên những khoảng đồi từ rất sớm. Các cô gái xếp thành từng hàng, ăn mặc toàn đồ trắng, trên đầu tết những chùm nho, dự lễ tế thần, cầu chúc cho được mùa nho và mùa rượu. Họ cũng uống rượu, nhảy múa với nhau, thăm hỏi nhau về tình hình mùa màng và tình hình cất rượu. Đây cũng là dịp để bọn trẻ bước vào tình trường. Sau tiệc rượu và sau khi đã nhảy múa, họ hình thành từng cặp, từng cặp dắt nhau vào những thung lũng phía sau rồi biến đi đâu không biết. Đó đây vang lên những câu hát về rượu nho và về tình yêu. Những cuộc vui như thế này kéo dài hàng tuần lễ và được gọi là tháng của rượu nho. Sau những tháng của Thần rượu nhiều trẻ em được sinh ra , được gọi là những đứa con của tháng rượu nho ( les garcons au mois du vin).

Một số nhà quý tộc hoặc những chàng trai ăn chơi lại còn dìm các cô gái xuống bồn tắm đầy rượu vang rồi thì uống cho cạn thứ rượu đặc biệt đó để thấy rõ sự hiện hình cụ thể đến chân tơ kẽ tóc của cô gái… Thứ rượu đó được gọi là rượu trường sinh ( vin de longévité ).

Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Tản mạn về rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Cocktail là gì?   Tản mạn về rượu EmptyTue Aug 17, 2010 9:49 pm

Tản mạn về rượu Cockta10

Bài viết 1

Một điều kỳ lạ là nguồn gốc của từ "cocktail" nổi tiếng và bí ẩn có nghĩa là một thức uống pha chế không thể biết được một cách chính xác.Từ "cocktail" được định nghĩa đầu tiên như là một hổn hợp của rượu mạnh,đường, nước,chất đắng.Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến nguồn gốc Cocktail mà một số giả thuyết phổ biến như sau:

*Ở ANH.

Vào thế kỷ thứ 18 ở Anh có rượu "cocktail" dùng cho gà đá.Thỉnh thoảng những con thắng được nướng vào trong hỗn hợpmà có nhiều thành phần bằng với số lông đuôi của nó những thức uống như thế sẽ dễ dàng mang cái tên "cocktail".

*Ở PHÁP.

Ảnh hưởng của Pháp trong việc sản xuất rượu vang vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay.Một đề xuất của từ "cocktail" là nó xuất hiện từ tên của tách uống rượu vang pha coquetel của vùng Bordeaux(một vùng sản xuất rượu vang nổi tiếng thế giới).

*Ở MỸ.

Suốt trong cuộc chiến tranh của nước Mỹ dành độc lập,một người chủ quán rượu mang tên Betty Flannagan ,quán của cô thường được các sỹ quan Washington lui tới cùng với những người Pháp đã chuẩn bị một loại thức uống cùng với một cái ly được trang trí với lông con gà mà cô ấy đã nấu thành món ăn.Những người ấy gọi cô ta với cái tên"Vive le cocktail"

Cocktail đầu tiên có được sự ưa chuộng ở Mỹ.Chúng đầu tiên là một hổn hợp các chất kích thích được pha trộn dành cho những chuyến dã ngoại hoặc thể thao nư thể họ đang ở trong bar.Suốt thời gian cấm rượu vào những năm1920 ở Mỵ đã thay đổi thói quen uống rượu của mọi người.Nếu thức uống có cồn này không có sẵn người ta cố gắng trộn vào những chất có thể chấp nhận được từ bất cứ cái gì,vì vậy người ta gọi là thức uống hỗn hợp.


Bài viết 2

Tản mạn về rượu Foto-c10

Cocktail - Nét Văn hoá đa quốc gia

Khi ban hành luật cấm rượu được ban hành ở Mỹ, chắc những nhà làm luật chẳng ngờ rằng họ đã tạo điều kiện cho một loại đồ uống hoàn toàn mới ra đời. Mới cả về cách làm ra nó, cách uống nó. Hương vị mới và cả hình dáng cũng mới. Do lệnh cấm khá gắt gao, người ta phải tìm mọi cách để “hóa trang” cho tiệc rượu và những ly rượu. Còn gì hợp lý hơn là cầm trên tay một ly rượu nhưng trông lại như một ly nước hoa quả, thậm chí là còn màu mè sặc sỡ nữa.

Cho dù là nhầm lẫn hay cố tình thì loại đồ uống pha trộn lung tung này cũng vẫn ra đời. Không những tồn tại mà còn phát triển lan tràn ra khắp thế giới. Mặc dù những câu chuyện về nguồn gốc của nó vẫn còn chưa ngã ngũ. Cả những người Pháp, vốn đã có Champagne và Cognac, hay người Anh đã có Gin nhưng vẫn muốn kéo những câu chuyện xuất xứ của cocktail về nước mình. Nhưng càng ngày người ta càng đồng ý rằng: cùng với nhạc jazz và Hollywood, cocktail được coi là một trong ba đặc trưng văn hóa của người Mỹ. Của người Mỹ mà lại là của cả thế giới vì mỗi ngày lại có hành chục loại cocktail mới được bartender khắp nơi sáng tạo ra. Quốc gia nào cũng cố gắng chế ra những loại cocktail làm từ thứ rượu, bia đặc trưng của nước mình để đánh dấu tên mình trên bản đồ cocktail thế giới.

Cocktail ra đời đánh đổ sự bảo thủ của những người tôn thờ cái thuần khiết trong nghệ thuật ẩm thực. Đừng nghĩ rằng thưởng thức các loại rượu đặc trưng từ những vùng miền văn hóa khác nhau đã là đủ. Chính những sự kết hợp tài tình chúng với nhau mới là tuyệt vời. Nếu coi mỗi loại rượu, bia hay đồ uống là một đặc trưng văn hóa cho một nước thì khi pha chế cocktail, những bartender khéo léo đã hòa trộn những mảng văn hóa vào với nhau. Trong đó có sake của Nhật Bản, rum của Cuba, whiskey của Scotland, champagne của Pháp, tequila của Mê-hi-cô… Bất kể người pha và người uống mang quốc tịch nào, quan điểm chính trị hay địa vị xã hội, túi tiền ra sao thì bartender vẫn cứ pha và khách vẫn cứ uống.

2. Khái niệm

-Cocktail là một thứ đồ uống gồm rượu pha trộn với rượu, hoặc với nước hoa quả hoặc với nước có gas. Bản chất, pha cocktail là “làm loãng” rượu ra. Nhưng mà pha xong thì rượu lại ngon hơn.

-Cocktail là một thức uống hỗn hợp được chuẩn bị từ các loại rượu, các loại nước trái cây, ban đầu, người ta dùng một số lá hương liệu nghiền hoặc nước chanh uống chung với rượu để tăng thêm mùi vị khoái khẩu, dần dần do nhu cầu đa dạng hóa, thức uống này được pha chế với nhiều loại thức uống khác nhau để thành những thứ cocktail.

3. Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Có thể nói cocktail đã xuất hiện từ thế kỉ 16, nhưng đến cuối thế kỉ 19 bắt đầu phổ biến ở Mĩ. Khi lính Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, cocktail càng trở nên phổ biến rộng rãi ở Châu Âu (và ở Nhật thời hậu chiến CTTG 2), cộng thêm luật cấm buôn bán rượu ở Mĩ (1920) , cocktail càng trở nên phổ biến rộng rãi hơn.

-Đầu thế kỷ 19, cocktail ra đời mà không ai nhớ nổi chính xác là lúc nào. Có lẽ những người đầu tiên trên thế giới thưởng thức cocktail đều đã lơ mơ cả nên không ai kịp ghi lại. 200 năm sau, người ta đành lấy ngày 13/5/2006 để kỷ niệm ngày thứ đồ uống pha tuyệt diệu này xuất hiện trên báo viết. Hôm đó, tạp chí Balance của Mỹ tuyên bố “Cocktail là một loại rượu thú vị, trộn từ bất kỳ thứ rượu nặng nào với đường, nước và bitters…”

-1860-1920: California-Nơi ra đời loại cocktail đầu tiên. Một trong những công thức cocktail lâu đời nhất được công nhận là Martini. Hồi năm 1862, người ta gọi nó là Martinez . Thành phần gồm bốn phần vermouth ngọt, một phần rượu gin, trang trí bằng một quả anh đào. Đến đầu thế kỷ 20, Martini nổi danh khắp nước Mỹ, rồi lan cả sang bên kia bờ Đại Tây Dương. Đây được coi là thời điểm bắt đầu sự lên ngôi của thứ đồ uống mới. Danh mục những loại cocktail kinh điển dần dần được nối dài và càng ngày càng trở nên phổ biến.

-1920-1933: Hoa Kỳ cấm rượu.Hiến pháp nước Mỹ được thay đổi lần thứ 18, đánh dấu bằng việc cấm sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu bất kỳ “loại rượu nào có thể làm cho người ta say”. Chẳng ngờ, nạn rượu lậu càng ngày càng phổ biến. Cocktail lên ngôi vào lúc tưởng chừng khốn khó nhất. Đơn giản là vì các đệ tử lưu linh chỉ có cách pha chế lung tung mới làm cho mùi vị khủng khiếp của rượu lậu chất lượng kém trở nên dễ nuốt hơn. Nhiều công thức cocktail mới được nghĩ ra trong những quán bar, câu lạc bộ phi pháp, những bữa tiệc giấu diếm ở những thành phố chính của Mỹ. Cocktail không cồn-còn gọi là mocktail (sinh tố) cũng xuất hiện trong thời điểm này.

-1934-1959: Margarita nổi tiếng ra đời. Giai đoạn cách tân cho các công thức cocktail đã đến. Margarita, một trong những loại cocktail phổ biến nhất đã ra đời năm 1948.

- Những năm 70 thì cocktail được làm chủ yếu với gin, whiskey hoặc rum, và một lượng ít ỏi hơn của vodka. Từ 1970 việc sử dụng vodka trong cocktail trở nên phổ biến và tăng mạnh hơn.

-Cuối thế kỷ 20 là lúc cocktail được phổ biến và tung hô khắp nơi trên thế giới. Cả văn học và phim ảnh đều góp phần tạo ra cho cocktail một hình ảnh lãng mạn, đẳng cấp. Giới sành điệu khó có thể bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự sang trọng, tinh tế của mình. Vậy nên nhiều người chọn nâng một ly cocktail trong quán bar, nhà hàng, tiệc đứng….

4.Pha cocktail:

Vị và độ mạnh của cocktail đều được chia làm 5 mức. Cách pha cocktail được chia làm 4 kiểu: shake, stir, build, blend. Tương ứng với nó là các dụng cụ : shaker, mixing glass, glass, blender (thường kí hiệu bằng hình vẽ nhỏ trong công thức pha).

Cocktail ngày nay thường gồm 3 thành phần khác nhau:
- Base thường là chất có cồn như vodka, whiskey, gin, rum, tequila, vài loại rượu khác...

- Main flavoring. Dùng để tăng mùi thơm của base, đồng thời làm cho vị của nó dễ uống hơn. Ví dụ như nước hoa quả, rượu vang, thậm chí có thể là trứng gà hoặc kem.

- Special favoring. Dùng để thêm hương vị và màu sắc cho base, ví dụ như Grenadinne, blue curacao.

5.Cốc dùng cho cocktail

- Tùy từng loại cocktail uống nhanh- short drink (10-20 phút) hoặc lâu - long drink( 30 phút trở lên) hoặc một số đặc trưng khác mà dùng cốc.

-Thường dùng 4 loại chính : tumbler (lùn, chiều cao bằng đường kính), highball glass(cao, chiều cao gấp 2,3 lần đường kính), champagne glass (cốc uống champagne), classic cocktail glass (hình chữ Y).

6. Trang trí cocktail

- Cocktail stick có 2 loại: gỗ và nhựa. Loại làm bằng gỗ thì thông dụng hơn nhưng chỉ dùng được một lần, còn loại làm bằng nhựa khi trang trí thì trông không được tự nhiên lắm nhưng tái sử dụng được. Cái này dùng để xiên những lát hoa quả trang trí thành hình cái cờ, cái nón trên cốc cocktail.

- Straw- ống hút thì thường được dùng với long drink trong highball glass

- Một cách thường dùng khi trang trí cocktail là frosting (phủ lên miệng cốc một lớp bột mỏng)

- Ngoài ra đơn giản nhất là một miếng vỏ cam, chanh khéo tạo hình một chút, một chút hoa, quả, lá bạc hà trên miệng cốc sao cho hợp với vị và tên của cocktail.

Trên thực tế có hơn mườn ngàn công thức pha chế cocktail khác nhau, đòi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, có một số công thức tương đối đơn giản mà bạn đọc hoàn toàn có thể tự pha chế cho các bữa ăn gia đình. Thậm chí, những người sành uống có thể tự pha chế cocktail theo sở thích riêng của mình một cách tuỳ ý sao cho uống được là được. Bạn có thể dễ dàng tìm được loại cocktail hợp khẩu vị vì đây là loại đồ uống pha trộn hỗn hợp đa mùi vị chua có, mặn có, ngọt có và thậm chí cả vị chát nữa. Màu sắc cũng đa dạng, màu da cam, màu đỏ, tím lam, hay xanh như màu nước biển.

Bài viết thứ 3- 10 truyền thuyết về Cocktail

Tản mạn về rượu Cockta11

Câu chuyện 1

1. Betsy là một cô gái phục vụ tại một quán rượu ở New York thời cách mạng Mỹ. Món đồ uống nổi danh của cô, tên là Betsy’s Bracers, đã chinh phục cả lính Mỹ ăn trộm con gà trống của người Anh và kéo nhau vào quán của Betsy để mở tiệc. Trong đám tiệc, người ta lôi lông con gà tội nghiệp ra, cắm vào ly Bracers rồi gào lên bằng tiếng Pháp : Vive le cocktail ( cocktail muôn năm ). Từ đó, cocktail có một cái tên.

Câu chuyện 2

2. Cũng ở New York, trong một quán bar khác, có cô con gái ông chủ tên là Peggy. Một ngày chàng thủy thủ người yêu cô trở về, mang theo chú gà trống tên Lightning, và ngỏ lời cầu hôn cô. Trong kỳ trăng mật, Peggy đã pha một loại đồ uống đặc biệt, rồi cài một chiếc lông đuôi của chú gà vào ly và nói với chồng: “Lightning đã đặt tên cho thứ đồ uống này. Xin mời dùng nó, chồng yêu, để mừng chàng đã thuyết phục được cha em, và đây cũng là bằng chứng cho tương lai hạnh phúc của chúng mình”. Từ đó về sau, quán rượu nhà Peggy dùng luôn hình ảnh chiếc lông đuôi gà trống làm logo của quán để biểu trưng cho sự may mắn.

Câu chuyện 3

Có một loại đồ uống mang tên “c ock’s ale” ( bia gà trống ) được phục vụ trong các trận đấu gà ở Mỹ. Nó được làm từ… thịt gà luộc sơ, nho khô, bột nhục đậu khấu và đường nâu. Tất cả để lên men trong khoảng chín ngày. Thứ đồ uống có vẻ khó nuốt này cũng từng được coi là ông tổ của cocktail.

Câu chuyện 4

Dưới thời Mỹ còn là thuộc địa, người ta hay gọi vòi thùng rượu là cock ( con gà trống). Khi thùng cạn tới đáy, người ta gọi nó là cocktail (đuôi gà ). Có lần, khi được phục vụ món đồ uống chán ngắt ở đáy thùng này, một bợm nhậu ở bang Virginia đã thốt lên : “Từ nay về sau, tôi sẽ chỉ uống loại cocktail do chính tay tôi pha”. Thế là thế giới đồ uống có thêm một cái tên mới.

Câu chuyện 5

Đầu thế kỷ 19, trong cố gắng tìm kiếm hòa bình ở miền Nam nước Mỹ, một viên tướng Mỹ đến gặp vua Mexico để cùng nhau uống ly rượu hòa giải. Một cô gái vào dâng một chiếc cốc nạm ngọc, trong đựng thứ rượu lạ do chính tay cô pha chế. Không ai muốn uống ly rượu đó trước. Trước sự đa nghi của hai bên, cô gái trẻ đã cạn ly rượu để chứng minh thiện chí của mình. Khi biết rằng cô gái đó là Coctel, con gái yêu của vua Mexico, viên tướng Mỹ tuyên bố “Coctel cần được vinh danh trên đất nước tôi và khắp thế giới. Tên cô ấy sẽ không bao giờ được quên”. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, Coctel được đọc trại ra thành cocktail!

Câu chuyện 6

Khi Antonie Amedee Peychaud, cha đẻ của loại bia đắng nổi tiếng Peychaud, từ Pháp sang New Orleans - Mỹ, lập nghiệp, ông mở một hiệu thuốc trên phố Royal. Bạn bè ông thường đến đây tụ tập và nếm thử những loại đồ uống do Peychaud pha chế. Họ uống những thứ đó bằng chiếc chén nhỏ hình trứng mà tên tiếng Pháp là Conquetier. Cách phát âm sai lệch của Cockquetier đã trở thành tên gọi cocktail.

Câu chuyện 7

Vài câu chuyện khác lại cho rằng cái tên cocktail bắt nguồn từ xứ sở sương mù, liên quan đến chuyện về những con ngựa đua tốt, nhưng không thuần chủng. Ở Anh, những con ngựa này sẽ bị cắt bớt lông đuôi để dễ phân biệt, gọi là “đuôi gà trống”. Bác sĩ Johnson thường pha cho anh bạn Boswell của mình một ly gồm rượu vang và một chút gin. Ông gọi đó là cocktail với nghĩa “không thuần khiết” nhưng “rất tốt”. Và rồi chẳng riêng gì bạn bác sĩ mà nhiều người đều thừa nhận cocktail rất tốt.

Câu chuyện 8

Trong các cuộc đua thuyền ở Mississippi, mọi người thường vừa xem đám đàn ông tỷ thí với nhau vừa uống rượu bằng một loại ly trông giống phần ức (ngực) của con gà, trong có cắm một que khuấy hình lông đuôi của chúng. Ai thắng cuộc sẽ được gài chiếc lông gà đỏ lên mũ và được gọi là c ock of the Walk (Tạm dịch là “Kẻ dẫn đầu”). Tên cocktail ra đời từ đó.

Câu chuyện 9

Bác sĩ Claudius ở thành Rome thường pha một loại đồ uống gồm vang, nước chanh và thảo mộc khô. Ông ta gọi nó là Cockwine. Khi được uống thứ này, hoàng đế Lucius Aurelius (180-192) - một người nổi tiếng sành ăn uống - coi nó là một thứ khai vị trang nhã. Cũng nhờ Cockwine mà có cocktail!

Câu chuyện 10

Tại một quán bar ở gần bến cảng của Mỹ, chủ quán có một chiếc bình lớn hình con gà trống chuyên để chứa rượu khách uống thừa. Những khách nghèo có thể uống rượu “sái” từ đuôi con gà này với giá rất rẻ. Một ngày nọ, chất lượng rượu trong bình đột nhiên ngon lên rõ rệt sau khi một đoàn thủy thủ Anh đi khỏi. Số là đám thủy thủ đã vô tình để thừa nhiều rum, gin và brandy. Cocktail từ đấy được tôn vinh.

Những cái mốc quan trọng với loại đồ uống Cocktail

200 năm một đồ uống

Về bản chất, pha cocktail là “làm loãng” rượu ra, nhưng mà xong thì rượu lại ngon hơn.

1806 cocktail ra đời

Có lẽ khi thưởng thức cocktail đầu tiên trên thế giới, mọi người đều đã lơ mơ cả nên không ai kịp ghi lại thời điểm ra đời chính xác của món đồ pha tuyệt diệu này. 200 năm sau, người ta đành lấy ngày cocktail xuất hiện lần đầu tiên trên báo làm sinh nhật nó. Đó là ngày 13 - 5 -1806. Hôm đó, tạp chí Balance của Mỹ tuyên bố: “cocktail là một loại rượu thú vị, trộn từ bất kỳ thứ rượu nặng nào với đường, nước và bitters…”.

1860-1920 công thức đầu tiên

Một trong những công thức cocktail lâu đời nhất được công nhận là Martini. Hồi năm 1862, người ta gọi nó là Martinez. Đồn rằng “tác giả” Jerry Thomas - làm việc ở khách sạn Occidental, San Francisco - đã nghĩ ra loại cocktail này cho một mỏ vàng trên đường đến thị trấn Martinez. Thành phần của nó gồm bốn phần vermouth, ngọt, một phần rượu gin, và được trang trí bằng một quả anh đào. Cũng có một giả thiết khác cho rằng cái tên của loại cocktail “nặng đô” này liên quan đến thời điểm xuất hiện loại súng trường Martini - Henry, được quân đội Anh dùng trong khoảng những năm 1870. Nghe có vẻ khá lọt tai nếu căn cứ vào “sức mạnh” của cả hai thứ này. Chẳng biết ai đúng ai sai. Chỉ biết rằng đến đầu thế kỷ 20, Martini đã nổi danh khắp nước Mỹ, rồi lan cả sang bên kia bờ Đại Tây Dương, và danh mục của nó ngày một nối dài.

1920 - 1933 trong rủi có may

Luật Mỹ, trong lần thay đổi thứ 18, có điều khoản cấm sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu bất kỳ “loại rượu nào có thể làm cho người ta say”. Chẳng ngờ, việc cấm rượu này lại mở đường cho rượu lậu. Kỷ nguyên rượu lậu để lại cho nước Mỹ hai cái tên nổi tiếng : Al Capone, ông trùm gangster của “thủ đô xay xỉn, cờ bạc và mại dâm” Chicago và cocktail. Chính nhờ cocktail mà các đệ tử của thần Lưu Linh mới nuốt nổi cái mùi vị khủng khiếp của rượu lậu. Chính nhờ rượu lậu mà rất nhiều công thức cocktail mới đã được nghĩ ra trong những quán bar, câu lạc bộ phi pháp, những bữa tiệc giấu giếm ở những thành phố lớn của Mỹ. Cocktail không cồn, còn gọi là mocktail, cũng xuất hiện trong thời điểm này.

1934-1959 chào Margarita
Mời bạn trở về với nơi ra đời của margarita, một trong những loại cocktail phổ biến nhất thế giới. Năm 1948, quý bà Maregarita Sames danh giá ở thành phố Dallas- Mỹ, thông báo mở tiệc Giáng sinh tại khu nghỉ của mình ở Acapulco, New Mexico. Trò chơi đêm hôm đó rất ấn tượng, Margarita đứng sau quầy, pha trộn nhiều loại rượu vào nhau và mời khách đoán tên các thành phần trong ly mà chủ tiệc tạo ra. Sau khi ba phần rượu tequila được pha với một phần Triple Sec và một phần nước chanh thì tên của người phụ nữ này đã lan toả đến tận Hollywood. Và tên bà đương nhiên được đặt cho một loại cocktail mới.

1960 tới nay bùng nổ cocktail

Cuối thế kỷ 20 là lúc cocktail được phổ biến và tung hô khắp nơi trên thế giới. Cả văn học và phim ảnh đều góp phần tạo ra cho cocktail một hình ảnh lãng mạn, đẳng cấp. Hàng nghìn loại cocktail ra đời. Số lượng những công thức mới liên tục xuất hiện khiến cả những chuyên gia giỏi nhất cũng chóng mặt. Internet, sách báo cũng góp phần làm cho cocktail từ một đồ uống trở thành một văn hóa mang tính toàn cầu.

( Sưu tầm)

Còn tôi có được nghe một câu chuyện về xuất xứ từ Cocktail:
Có một chủ quán rượu rất nổi tiếng về hầm rượu của ông. Một hôm ông mở tiệc chiêu đãi bạn bè, lúc cao hứng ông muốn mời bạn bè thưởng thức các loại rượu mà ông sưu tầm được. Luc đó ông lại đang phê phê nên không thể nhớ loại rượu nào, ông bèn dùng cái đuôi lông gà để nếm thử, hết thùng này đến thùng khác, càng nếm càng thấy ngon. Từ đó loại rượu pha trộn có cái tên Cocktail ra đời
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
 
Tản mạn về rượu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tác hại của rượu
» Cách nhận biết nhãn Rượu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12B1 Ngô Quyền - Ngôi nhà hạnh phúc :: Chia sẻ kiến thức :: Tản mạn-
Chuyển đến