12B1 Ngô Quyền - Ngôi nhà hạnh phúc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn của lớp 12b1 Ngô quyền khóa 1982-1985, nơi các bạn có thể cùng nhau chia sẻ
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cách nhận biết nhãn Rượu

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Cách nhận biết nhãn Rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Cách nhận biết nhãn Rượu   Cách nhận biết nhãn Rượu EmptyWed Jun 02, 2010 10:36 pm

Các nhóm rượu đặc trưng trên Thế Giới

Dòng rượu mạnh chưng cất

Dùng những nguyên liệu chứa đường và tinh bột, nhưng sau khi lên men đem cất lại

* Brandy

Rượu mạnh chưng cất từ rượu Vang (Nho) hay từ trái cây đã lên men -> 2 lần chưng cất -> 70 – 80% -> ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình oxy hóa -> pha thêm nước cất để đạt được độ cồn khoảng 40%

2 dòng chính là Cognac và Armagnac

Các nhãn hiệu chính: Hennessy, Remy Martin, Martel, Otard, Courvoisier, Camus, Hines

* Whisky

Chưng cất từ những hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen, bắp và các loại ngũ cốc có hạt nhỏ khác.

Tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu khoai tây, trái cây hay bất cứ loại thực phẩm nào khác,

Việc chưng cất loại whisky từ (lúa đại mạch + bắp) xuất hiện 1830 -> Whisky pha trộn có mùi êm dịu hơn.

Có 4 nhà sản xuất trên thế giới nổi tiếng nhất hiện nay : SCOTCH WHISKY , CANADIAN WHISKY , AMERICAN WHISKY , IRISH WHISKY.

* Rhum

Lịch sử rất rực rỡ, bắt nguồn từ Châu Á -> Phương Tây.

Được chưng cất từ nước cốt mía hay sản phẩm của cây mía (xirô mía, mật mía).

Chưng cất đến <95độ cồn và thường được đóng chai ở độ thấp hơn nhiều.

Còn giữ lại phần lớn mùi vị tự nhiên của sản phẩm gốc (mía).

Có 3 loại chính:

Rhum trắng, nhẹ mùi, chưng cất bằng cột
Rhum vàng, mùi trung bình, chưng cất bằng nồi, ủ trong thùng gỗ sồi hơn 1 năm
Rhum nâu, đậm mùi, chưng cất bằng nồi.

* Vodka

Là loại mạnh không màu làm từ bất cứ chất liệu nào,chưng cất đến 95độ cồn, sau giảm dần còn 40 – 50độ .

Không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần xử lý nhằm loại bỏ độc.

Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp đồ uống khác.

Có hai loại Vodka:

Clear Vodka: sản xuất theo kiểu thông thường không màu
Flavour Vodka:( Lemon vodka, orange vodka) : sử dụng hương vị, nguyên liệu làm thơm rượu vodka

* Gin

Sản xuất ở Hà Lan, vốn loại thuốc chữa bệnh thận làm từ trái Jupiper berry do giáo sư GENEVER chế tạo ra, sau được phổ biến và được người Anh gọi là rượu Gin

Gin được chưng cất từ các loại hạt (bắp, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen) trộn với hương liệu thảo mộc như hạnh nhân, quế, hạt côca, gừng, vỏ chanh, cam,…

Gin có thể được coi là các loại rượu mùi nếu được cho thêm đường.

Độ Cồn trong rượu Gin thường là 34 – 47độ cồn.

Dòng lên men thuần túy

Vang

* Phân loại:
o Theo giống nho : vang trắng, vang đỏ,
o Theo phương pháp lên men và ủ: vang thường, vang sủi bọt Champagne,
o Theo cách chế thêm các phụ gia có các loại rượu mùi (pha thêm đường, tanin...), vang khan (ít ngọt) từ quy trình lên men toàn bộ đường có trong dịch quả nho.

* Vang Pháp : Vang Bordeaux có đặc trưng của màu đỏ và vang trắng với nhãn hiệu Sauternes hay Barsac, được lọc ra từ những giống nho trồng ở phía Đông nam nước Pháp.
* Vang Ý : thường là vang đỏ
* Vang Đức: thường là vang trắng, nhẹ, mát và thơm hương trái cây.
* Vang Mỹ : có giống nho riêng là Zinfandel, và có hai Bang trồng nho chính là Californa và New York.
* Vang Úc : Ngành trồng nho và kỹ nghệ rượu vang phát triển đáng kể, đặc biệt là kỹ thuật canh tác, cách làm rượu hiện đại. Là nước sản xuất thứ 11 trên thế giới ( 600 triệu lít/năm).

Dòng pha chế

Cocktail

* Là thức uống rất phổ biến trên thế giới, hiện nay đã có đến khoảng 8.000 loại.

* Có tính bổ dưỡng và không gây say xỉn.

* Là hỗn hợp được kết hợp từ hai loại rượu trở lên, hoặc được pha trộn với soft drinks ( thức uống không ga, hoặc nước uống trái cây),... theo một công thức có tính quy định tương đối

* Cách pha chế cocktail đòi hỏi đầy chất cảm tính, không theo công thức cứng nhắc.

Các thành phần có trên nhãn rượu


Tên rượu

Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r10
* Tên rượu là tên thương mại của rượu: tên chủ sỡ hữu, tên nhà máy sản xuất, tên vùng trồng nho,loại nho, danh hiệu.
* Tên rượu không được gây nên hiểu nhầm về nguồn gốc, tuổi rượu,nguyên liệu,tính chẩt rượu.

Tên dòng

* Dùng để phân loại rượu
* Ghi = “class-number” hoặc = các thuật ngữ:
o Class 1: 7% to 14%: "Table Wine", "Light Wine", "Red Wine", "Light White Wine", "Sweet Table Wine“
o Class 2: có bọt theo phương pháp tự nhiên "Sparkling Wine“
o Class 3: có nạp CO2 "Carbonated Grape Wine“
o Class 4: làm từ giống cam,quít chín "Citrus Wine“
o Class 5: làm từ hoa quả chín,ko phải nho hay giống cam quít "Fruit Wine“
o Class 6: làm từ nông sản như các loại rau
o Class 7: rượu khai vị, >15%,vang nho có bổ sung brandy,cồn hay hương thảo mộc "Aperitif Wine“
o Class 8: rượu nhân tạo "Imitation Wine“
o Class 9: vang nho uống trong bữa ăn, được lên men hoặc tạo hương nhờ nhựa thông "Retsina Wine Table

Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r11
Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r12


Xuất xứ chai rượu

* Tên, địa chỉ nhà sản xuất,đóng chai,nguồn gốc quốc gia
* Là một yếu tố quan trọng để xđ chất lượng chính hiệu
* Các thuật ngữ:
o "Produced and bottled by": (lên men&lọc >70%)
o "Made and bottled by": >10% hoặc hoàn thiện hay thay đổi dòng rượu
o "Cellared", "vinted", "prepared" :nhà sx trữ rượu theo các qui tắc riêng
o "Blended and bottled": trộn rượu địa phương với rượu # cùng dòng
Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r13

Xuất xứ nguyên liệu chính (nho)

* Nước,vùng chung sx nho - vườn nho riêng, hoặc cả hai
* Vùng nho chính hiệu:
o Tên được đăng kí chất lượng= “brand”
o Ghi trên nhãn năm thu hoạch nho
o Giống tốt đã được chấp nhận
o Thuật ngữ chỉ giống nho được sử dụng

Ví dụ:” Appellation of Origin” của nhãn California-100% nho được sản xuất tại vùng này. Nếu 1 nhãn rượu thuộc một vùng trồng nho đặc hiệu thì >85% nho được trồng tại đó.

Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r14

Độ cồn, thể tích chai

* Rượu > 14%±1%:"fortified wines“

Ví dụ: rượu vang vàng hoặc nâu được pha cho nặng thêm (Nam TBN)-17-20%;rượu vang đỏ ngọt nặng của Bordeaux-18-20%

* Rượu <140±1,5%:class 1-"Table Wine", "Light Wine",…
* Thể tích thường dùng nhất là 750ml

Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r15

Cách xử lý rượu và nguyên liệu (sunfit hoá,nho xử lý = thuốc hoá học)

* Rượu:>10ppm sulffit -> "contains sulfites" phải ghi trên nhãn (sulffit có thể gây dị ứng hoặc đau đầu)
* "organic wines": ko bổ sung sulffit
* "organic": chỉ có sulfit tìm thấy một cách tự nhiên
* "made with organically grown grapes" làm từ nho trồng một cách hữu cơ, chứa nhiều sulffit hơn loại “organic”

Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r16

Nhãn của các loại rượu vang Pháp
Vin de table
Đây là loại vang thường của Pháp, được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.

Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r17

1:Hình minh họa

2:Thương hiệu

3:Thông tin thêm không có giá trị pháp lý

4:Loại rượu « Vin de table » (thông tin bắt buộc)

5:Lượng cồn trong rượu (thông tin bắt buộc)

6:Lượng rượu đóng chai (thông tin bắt buộc)

7:Thông tin đầy đủ về nhà chế tạo (thông tin bắt buộc)

Vin de pays
Đây là loại rượu vang có chất lượng cao hơn vang thường và được phân loại tuỳ theo vùng sản xuất.

Loại "Vin de pays" này được sản xuất tại các vùng có giống nho và phương pháp sản xuất rượu vang đặc biệt, được chứng nhận bởi Bộ nông nghiệp Pháp cũng như Hiệp hội các nhà trồng nho ở các vùng.



1 : Milésime

2 : Hình minh họa

3 : Thông tin về loại nho « cépages» duy nhất dùng làm rượu

4 : Loại rượu « Vin de pays » và vùng làm rượu (thông tin bắt buộc)

5 : Lượng cồn trong rượu (thông tin bắt buộc)

6: Thông tin đầy đủ về nhà chế tạo (thông tin bắt buộc)

7: Lượng rượu đóng chai (thông tin bắt buộc)

AO-VDQS
Vins d’Appellation d’Origine -Vins Délimités de Qualité Supérieure (AO-VDQS), thuật ngữ này để chỉ một số nhãn hiệu vang của Pháp mà có chất lượng tốt thứ nhì trong số các loại vang Pháp.

Nó có những yêu cầu bắt buộc về chất lượng như: nho được phép sử dụng để sản xuất, hàm lượng rượu, và phải trải qua giai đoạn cảm quan bởi đội ngũ nếm rượu chuyên nghiệp mới được mang danh VDQS.

Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r18
1: Hình minh họa

2: Milésime

3: Vùng trồng nho

4: Thông tin về VDQS (thông tin bắt buộc)

5: Tem bảo hiểm cùng số kiểm soát (thông tin bắt buộc)

6: Thông tin đầy đủ về nhà chế tạo (thông tin bắt buộc)

7: Lượng cồn trong rượu (thông tin bắt buộc)

8: Thông tin bắt buộc phải có để dùng cho xuất khẩu

9: Lượng rượu đóng chai (thông tin bắt buộc)

AOC

* Tiêu chuẩn cao nhất của rượu vang Pháp này được xác lập vào năm 1935 và đến năm 1947 thì INAO chính thức kiểm soát A.O.C.

* Bắt buộc phải tuân thủ theo các điều kiện vô cùng khắt khe và sau đó còn bị kiểm tra một lần nữa trước khi đưa ra bán trên thị trường.

* Các loại rượu vang A.O.C thật sự là đỉnh cao của nghệ thuật làm rượu của nước Pháp.

* Trên nhãn rượu bạn cần lưu ý phân biệt các thông tin sau đây: A.O.C, Milésime, Premier Cru, Réserve, Cuvée, Grand Vin…

* Tất cả các loại rượu A.O.C đều có chữ “d’Appellation Contrôlée” trừ loại nhãn của rượu Champagne (vì Champagne sản xuất theo đúng tiêu chuẩn Pháp thì nó chính là một loại vang AOC rồi).

Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r19Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r20
Nhãn phụ

* Chiếc nhãn phụ ở phía sau thường là nơi nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin cho bạn cùng những lời khuyên bổ ích khi thưởng thức rượu. Một dạng quảng cáo tế nhị mà thú vị.

* Còn một dấu hiệu nữa để có thể phân biệt nhanh chóng loại rượu vang = nhìn vào chiếc tem tròn dán ở trên đỉnh nút chai, tiếng Pháp gọi là “Capsule-congé” - một loại tem thuế quan dùng trong kiểm soát vận chuyển rượu.

* Với các loại “Vin de table” -tem mầu xanh da trời, với các loại A.O.C - mầu xanh lá cây, còn các loại rượu vang nước ngoài - mầu đen.

* Để có thể biết chính xác là minh đã mua loại rượu vang tốt thì bạn có thể kiểm tra chữ dập chìm trên nút chai, thông thường nó có tên của “Propriété” và năm Milésime

* Capsule-congé của Vin A.O.C:

Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r22Cách nhận biết nhãn Rượu Nhan_r23
Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
Nguyen Hoang Anh




Tổng số bài gửi : 25
Join date : 23/05/2010
Age : 55
Đến từ : TP Hochiminh

Cách nhận biết nhãn Rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách nhận biết nhãn Rượu   Cách nhận biết nhãn Rượu EmptyWed Jun 02, 2010 11:22 pm

Cách thưởng thức rượu. Già rồi, chúng ta ko thể nhậu cái kiểu ko say ko về nữa. Chúng ta nên chuyển từ uống rượu sang thưởng thức rươu bằng cả 6 giác quan.

1.- Bằng mắt : chúng ta nhẹ nhàng rót rượu vào ly, ngắm dòng chảy sóng sánh tuyệt đẹp. Nghiêng nhẹ ly rượu đi và để thẳng trở lại, rượu ngon sẽ để lại những vệt rượu trên thành ly.

2.- Bằng tai : nghiêng nhẹ ly rượu, chạm thành ly vào nhau, các bạn sẽ nghe nhưng tiếng lanh canh rất vui tai.

3.- Bằng xúc giác : với các loại rượu mạnh, bạn nhỏ 1 vài giọt ra lòng bàn tay. Xoa thật mạnh làm cho tay nóng lên & rượu bay hết, úp 2 lòng bàn tay lên mặt, bạn sẽ cảm nhận dc nhưng hương vị rất đặt biệt của từng loại rượu.
Về Đầu Trang Go down
quanganh

quanganh


Tổng số bài gửi : 46
Join date : 28/05/2010

Cách nhận biết nhãn Rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách nhận biết nhãn Rượu   Cách nhận biết nhãn Rượu EmptyThu Jun 03, 2010 12:47 am

anh khong say boi ruou...............nhung van thuong thuc bang cac giac quan do la say gi........cac ong oi affraid
Về Đầu Trang Go down
Quoc Dung




Tổng số bài gửi : 4
Join date : 06/08/2012
Age : 55

Cách nhận biết nhãn Rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Thưởng thức rượu   Cách nhận biết nhãn Rượu EmptyTue Aug 14, 2012 9:36 am

Một số điểm lưu ý khi thưởng thức rượu:

1. Chọn loại rượu cho từng bối cảnh:

- Trong khi ăn thì nên chọn rượu nhẹ để có thể thưởng thức đồ ăn. Rượu vang là lựa chọn tốt nhất trong các bữa tiệc. Về cơ bản, vang đỏ được lựa chọn khi món ăn chính là thịt, đặc biệt là thịt đỏ, trong khi vang trắng dùng với hải sản.

- Các loại rượu mạnh (brandy) gồm cognac và whisky thường được uống vào buổi tối, sau bữa ăn trong những buổi tiếp xúc tại tư gia hoặc trong quán bar, pub.

- Vodka có thể dùng trong bữa ăn (không dùng để khai vị) nhưng thường là các buổi tiệc giữa nhóm bạn bè thân thiết, khi không cần quá giữ kẽ

- Trong các buổi hẹn hò, nếu là ăn tối thì vang đỏ là lựa chọn lãng mạn nhất, còn nếu là hò hẹn ở cafe hay bar/pub thì nên chọn cocktail

- Cocktail cũng là một cách thú vị giúp các cặp đôi "hâm nóng" tình cảm ở nhà.

2. Ly đựng rượu

Cách nhận biết nhãn Rượu Bar-gl10

- Vang phải dùng trong ly có chân cao. Ly càng to càng chứng tỏ sành điệu vì giúp người uông thưởng thức được cả mùi, màu của vang

Cách nhận biết nhãn Rượu Nghe-t10

- Cognac thì uống với ly có chân nhưng lùn và tròn (gọi là ly quả táo)

Cách nhận biết nhãn Rượu Martel10

- Whisky dùng với ly đế bằng (khoảng 200, 300ml)

Cách nhận biết nhãn Rượu Hu0ngl10

- Vodka có thể dùng trong ly nhỏ (để uống một ngụm 100%)

Cách nhận biết nhãn Rượu Vodka-10

- Các loại rượu mùi (liquor) uống trong ly có chân loại nhỏ (nhỏ hơn loại uống vang)

Cách nhận biết nhãn Rượu Vangdo10

- Cocktail sử dụng nhiều loại ly khác nhau nhưng điển hình là ly chữ Y hoặc ly cao

Cách nhận biết nhãn Rượu Martin10
3. Cách dùng rượu

- Vang đỏ dùng trong điều kiện môi trường phòng, mát mẻ, khoảng từ 15 đến 25oC. Không nên ngâm đá hay cho trong tủ lạnh (như đa số người Việt vẫn đang dùng hiện nay) vì ta sẽ không thưởng thức được mùi của vang đỏ.

- Mùa đông thì có thể uống sake, mao đài, sochu hay vodka được hâm nóng.

- Các loại cognac, whisky hay vodka, liquor, rum... đều có thể dùng với đá hoặc không đá. Tuy nhiên nếu dùng với đá thì nên dùng loại đá già (để hạn chế việc làm tan nước đá vào rượu) và bỏ đá vào ly trước khi rót.

- Một số loại rượu gần như chỉ thích hợp hoặc ngon hơn nếu dùng để pha cocktail hoặc mix với đồ uống khác như rum, bacadi, gin...

- Rượu pha: cognac là rượu quí nên hầu như người ta không pha vì sẽ làm mất mùi vị nguyên gốc của nó.

Whisky có thể pha với coca cola hay soda,
Gin pha với tonic và thêm lát chanh,
Gin hoặc vodka pha với nước cam
Bacadi pha với coca hoặc seven up
Rum có thể pha với coca hoặc nước chanh
Về Đầu Trang Go down
Dong Phong




Tổng số bài gửi : 11
Join date : 03/08/2012

Cách nhận biết nhãn Rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách nhận biết nhãn Rượu   Cách nhận biết nhãn Rượu EmptyFri Aug 17, 2012 11:45 pm

Dũng cho thêm mấy tấm hình minh hoạ về ly đi.
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 263
Join date : 21/05/2010
Age : 55
Đến từ : Vietnam

Cách nhận biết nhãn Rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách nhận biết nhãn Rượu   Cách nhận biết nhãn Rượu EmptyMon Aug 20, 2012 8:01 pm

Dong Phong đã viết:
Dũng cho thêm mấy tấm hình minh hoạ về ly đi.

Hải đã up mấy tấm hình minh họa, Q.Dũng xem có chuẩn không?
Về Đầu Trang Go down
https://12b1ngoquyen.forum-viet.com
Quoc Dung




Tổng số bài gửi : 4
Join date : 06/08/2012
Age : 55

Cách nhận biết nhãn Rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách nhận biết nhãn Rượu   Cách nhận biết nhãn Rượu EmptyMon Aug 20, 2012 10:33 pm

Admin đã viết:
Dong Phong đã viết:
Dũng cho thêm mấy tấm hình minh hoạ về ly đi.

Hải đã up mấy tấm hình minh họa, Q.Dũng xem có chuẩn không?

"Chuẩn men" bạn Hải ạ. Định hôm nào rảnh lấy máy ảnh ra chụp, may quá bạn Hải up giùm
Về Đầu Trang Go down
Dong Phong




Tổng số bài gửi : 11
Join date : 03/08/2012

Cách nhận biết nhãn Rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách nhận biết nhãn Rượu   Cách nhận biết nhãn Rượu EmptyTue Aug 21, 2012 7:17 am

Ok, đề Tài rượu có vẻ đủ rồi Hải chuyển sang đề Tài chè đi.
Về Đầu Trang Go down
Dong Phong




Tổng số bài gửi : 11
Join date : 03/08/2012

Cách nhận biết nhãn Rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách nhận biết nhãn Rượu   Cách nhận biết nhãn Rượu EmptyMon Mar 04, 2013 4:01 pm

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Cách nhận biết nhãn Rượu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách nhận biết nhãn Rượu   Cách nhận biết nhãn Rượu Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Cách nhận biết nhãn Rượu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» gap mat cac mi nhan sau30 nam
» Hoạt động nhân ái
» Thư của TT. Obama và CT. Nguyễn Minh Triết nhân ngày khai trường
» Tác hại của rượu
» Tản mạn về rượu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12B1 Ngô Quyền - Ngôi nhà hạnh phúc :: Chia sẻ kiến thức :: Tản mạn-
Chuyển đến